-Sau khi chiếm Tuy Hòa và các quận tỉnh Phú Yên, vào rạng ngày2 tháng 4/1975, Cộng quân gia tăng áp lực tại mặt trận Khánh Hòa-Ninh Thuận. Vào thời gian này, lực lượng chủ lực của quân đoàn 2 chỉ còn trông cậy vào 2 tiểu đoàn vừa tái chỉnh trang của Sư đoàn 23 Bộ binh và một 1 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh (đơn vị này có mặt tại Khánh Hòa từ trước tháng 4/1975), 2 tiểu đoàn Biệt động quân. Các tiểu đoàn nói trên chỉ còn khoảng 2/3 số quân sĩ tại hàng.
-Cũng như nhiều thành phố khác tại Quân khu 2 (Vùng 2), trong suốt thời gian từ cuối tháng 3 đến những ngày đầu tháng 4, Nha Trang không tránh được sự hỗn loạn, nhốn nháo. Trong ngày 2 tháng 4/1975, không có lực lượng nào có đủ sức duy trì trật tự cả an ninh trong thành phố. Theo tài liệu của Đại Tướng Cao Văn Viên thì Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 vẫn tiếp tục hoạt động tại Nha Trang đến hết ngày 2/4/1975. Tuy nhiên theo hồi ký của Thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2, thì tối ngày 1/4/1975, Tướng Phú và một số sĩ quan đã ngủ lại tại bộ chỉ huy của một tiểu đoàn Địa phương quân phòng thủ căn cứ Không quân ở Phan Rang. Trong hai ngày đầu của tháng 4/1975, trận chiến đã diễn ra tại một số nơi trong địa phận tỉnh Khánh Hòa,
- Ngày 2/4/1975, Cộng quân bắt pháo kích vào một số doanh trại quân đội gần Nha Trang. Nhận định về tình hình Nha Trang trong ngày này, Đại tướng Cao Văn Viên cho biết "do hỗn loạn, Quân đoàn 2 phải bỏ Nha Trang."
*Các đơn vị của Tiểu khu Lâm Đồng, Tuyên Đức rút về Phan Rang
-Cũng trong ngày 2/4/1975, theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, sư đoàn 7 CSBV tiếp trợ cho 2 sư đoàn F-10 CSVC, gây áp lực nặng tại phần lãnh thổ còn lại của Quân khu 2. Các đơn vị thuộc hai tiểu khu Lâm Đồng và Tuyên Đức đều triệt thoái về Phan Rang.
www.nhatrangphoto.com
ReplyDeleteBon VC goi 30/4 la ngay giai phong mien nam,that su la giai phong mien bac khoi su ngheo doi duoi che do cong san, chung ta nen mot long goi 30/4 la ngay giai phong mien bac!!
ReplyDelete