Sống Trên Dĩ Vãng Là Tự Hoang Phế - Sống Không Dĩ Vãng Là Tự Bần Cùng
Thursday, May 28, 2009
Đi Vào Lòng Địch
Thế Trân
(Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Kiệt và dữ kiện trong các trang web)
Lời ngỏ: Cuối năm 2001 người xem TV các chương trình “Suicide Missions” (History Channel), “Navy SEALs: Untold stories” (TLC - The Learning Channel) sẽ thấy một nhân vật Việt Nam tên Kiệt được nhắc đến trong những chuyến công tác chưa bao giờ được kể lại. Nhân vật này là ai? Tình tiết trong các phim tài liệu đó có chính xác không? Mời đọc giả đi ngược thời gian ….
Cách đây gần 30 năm về trước, vào mùa hè năm 72 được biệt danh là “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Cộng sản Bắc Việt (CSBV) mở cuộc tấn công xâm lăng miền Nam Việt Nam ở ba mặt trận: Quảng Trị, Cao Nguyên, An Lộc. 30 ngàn quân CSBV trang bị vũ khí tận răng, tràn qua vùng phi quân sự (DMZ) ở vĩ tuyến 17, vượt tràn qua sông Bến Hải. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và đồng minh ở trong thế giằng co với kẻ địch ….
Trong một chuyến thám thính thâu lượm tin tức, chiếc máy bay EB-66 của không lực Hoa Kỳ bất thình lình bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Vừa kịp tung ra khỏi máy bay, Trung Tá Iceal “Gene” Hambleton kinh hãi chứng kiến cảnh chiếc máy bay bùng nổ làm thiệt mạng 5 người còn lại trong phi hành đoàn. Chiếc dù từ từ lượn xuống, dù bị mây mù che phủ không thấy đất, Trung Tá Hambleton biết chắc là 30 ngàn địch quân đang chờ mình dưới đất. Thế là guồng máy quân sự của đồng minh bắt đầu một cuộc “tìm kiếm và giải cứu” (search and rescue) đắt giá và tổn hại nhất trong cuộc chiến.
Hai chiếc trực thăng Bộ Binh vừa nhào đến địa điểm giải cứu liền bị bắn hạ. Phi hành đoàn 4 người của chiếc Blueghost 39 thiệt mạng tại chỗ. Chiếc trực thăng thứ nhì ráng “lết” đến một địa điểm an toàn và phi hành đoàn được một chiếc trực thăng khác đến giải cứu.
Màn đêm buông xuống, Trung Tá Hambleton trơ trọi một mình dưới đất trong sự che chở của rừng rậm, bủa vây tứ bề bởi một lực lượng địch quân lớn nhất trong cuộc chiến VN. Hôm đó là ngày Phục Sinh, chủ nhật 2 tháng 4, 1972. Không quân Hoa Kỳ (HK) biết vị trí của Trung Tá Hambleton nhưng không tài nào với tới nổi ông ta vì địch quân bủa vây dầy đặc. Tối đó họ chỉ có thể thả mìn xung quanh ông ta để ngăn cản địch quân tới gần. Sáng hôm sau, chiếc trực thăng “Jolly Green 65″ bay tới gần vị trí của Trung Tá Hambleton thì lập tức bị “dàn chào” bởi một trận mưa đạn tàn khốc. Lại phải “lết” về. Chuyến kế của “Jolly Green 66″ cũng không khấm khá. Đạn bắn rát từ tứ phía như xé nát chiếc trực thăng. Và cũng phải “lết” về lại căn cứ. Trước khi màn đêm phủ xuống vào ngày Thứ Hai, một chiếc máy bay hỗ trợ cho cuộc giải cứu bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Đại Uý William Henderson và Trung Úy Mark Clark nhảy dù thoát hiểm, đáp xuống đất gần vị trí của Trung Tá Hambleton. Cuộc giải cứu bây giờ không phải cho một người nữa, mà cho 3 sĩ quan Hoa Kỳ, mỗi người lạc một lối. Dưới đất, 3 người phi công HK chứng kiến tận mắt trong nỗi niềm thất vọng khi thấy các loạt giải cứu kế tiếp bị đẩy lui bởi hỏa lực tàn khốc của địch. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, 3 máy bay bị bắn hạ, 5 chiếc bị thiệt hại nặng nề, 4 người thiệt mạng. Và xui xẻo thay tối đó Đại Úy Henderson bị CSBV lùng bắt được.
Trong khi đó, quân đội HK khám phá ra rằng Trung Tá Hambleton từng phục vụ với Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Không Quân (Strategic Air Command). Ông ta giữ trong đầu một kho kiến thức về hệ thống hỏa tiễn nguyên tử, cái loại dữ kiện không thể để rơi vào tay kẻ địch. Bằng mọi giá phải giải cứu cho được Trung Tá Hambleton.
Những ngày kế tiếp, không lực HK mở nhiều cuộc tấn công xung quanh cầu Cam Lộ. Vì hỏa lực địch quá mạnh, không chiếc máy bay nào có thể xuyên thủng vòng vây được. Trái lại hầu hết đều bị bắn hư hại nặng. Mọi người đều nhận ra là kẻ địch đang dùng hai phi công Hoa Kỳ làm mồi để nhử các chuyến giải cứu vào để tiêu diệt. Đến ngày 6 tháng 4, tổng cộng có đến 52 chiếc máy bay và 4 chiếc B-52 oanh tạc liên tục chung quanh vùng Cam Lộ. Trong lúc đó, chuyến phi hành “Jolly Green 67″ chuẩn bị để thực hiện cú “chộp” lấy Trung Tá Hambleton. Chiếc trực trăng “Jolly Green 67″ gần đáp xuống vị trí của Trung Tá Hambleton giữa khói lửa mịt mù, giữa những lằn đạn của địch cào nát phi cơ. Bị bắn quá rát, trực thăng rút lên không kịp, rơi sầm xuống đất nổ tung. Thiệt mạng tất cả phi hành đoàn 6 người.
Trung Tá Hambleton gục khóc khi thấy biết bao nhiêu người thiệt mạng chỉ để giải cứu lấy mình. Bằng mọi giá ông ta tự nhủ cũng phải sống còn…. Ngày 7 tháng 4, một chiếc máy bay khác hỗ trợ cuộc giải cứu lại bị bắn hạ. Trung Úy Bruce Walker và Trung Úy Larry Potts bị thất tung.
Ngày 9 tháng 4, quân lực HK nhận thấy cuộc giải cứu kết hợp nỗ lực của nhiều binh chủng không thành công. 5 phi cơ bị bắn hạ, 9 quân nhân bị thiệt mạng, 2 người là tù binh, mất tung tích 2 sĩ quan khác. Không lực Hoa Kỳ gần như bó tay chưa biết tính toán như thế nào.
Lúc bấy giờ, Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Al Gray đưa ra một đề nghị khác: một cuộc giải cứu âm thầm bằng đường bộ. Ai thực hiện công tác này? Câu trả lời: Biệt kích Mỹ và Việt. Đại Úy Thomas Norris - (hình trái) - US Navy SEAL cùng 5 Người Nhái (Frogmen) Việt Nam từ căn cứ Đà Nẵng đến để chuẩn bị. Cùng lúc đó, không lực HK ra tín hiệu cho hai phi công HK kẹt trong lòng địch tìm cách tới điểm hẹn. Trung Úy Clark đang ở gần sông Cam Lộ, chảy về hướng Đông ra Cửa Việt.
Tối ngày 10 tháng 4 sẽ men theo ven sông đến điểm hẹn. Còn Trung Tá Hambleton cách giòng sông gần 2 cây số cần phải được hướng dẫn để len lỏi qua vòng đai địch quân dầy đặc để đến bờ sông. Toán biệt kích tập trung tại một tiền đồn (forward operating base) nằm trên một ngọn đồi thấp cạnh sông Miếu Giang, quận Cam Lộ. Nhóm Người Nhái Việt Nam gồm có một Đại Úy trưởng toán, hai Hạ Sĩ Nhất, và hai Hạ Sĩ. Kiệt, 27 tuổi, lúc bấy giờ là Hạ Sĩ Nhất Trọng Pháo, thuộc sở Phòng Vệ Duyên Hải, và cũng là một Biệt Hải được huấn luyện theo US Navy SEALs.
Từ tiền đồn, Norris cùng với nhóm Biệt Hải đi ngược dòng sông để giải cứu cho Trung Úy Clark trước, rồi Hambleton sau đó. Khi màn đêm buông phủ ngày 10 tháng 4, đội biệt kích khởi hành. 6 người trơ trọi trong bóng đêm đối đầu với một lực lượng địch quân đã bất chấp sức mạnh của không lực HK.
Thoạt đầu, toán biệt kích dự tính bơi ngược dòng sông để gặp Trung Úy Clark trôi xuôi dòng xuống. Nhưng vì dòng nước chảy mạnh quá nên cả toán đành phải xâm nhập bằng đường bộ theo ven bờ sông. Toán biệt kích chậm rãi tiến từng bước trong màn đêm, vượt qua mặt từng đoàn thiết giáp, xe hàng, và các toán tuần tiễu thường xuyên canh phòng. Đây là một việc chậm rãi, nguy hiểm và có thể trở thành chết người trong nháy mắt.
Nhóm điều hành chuyến giải cứu biết là nguy hiểm nên đã dặn cả toán là đừng đi quá một cây số vào cứ địa của địch ở thượng nguồn. Nhưng toán biệt kích biết là như vậy không đủ nên tiếp tục âm thầm vượt qua tai mắt kẻ địch để cuối cùng dừng lại và chờ … 2 cây số ở thượng nguồn.
Gần 3 giờ sáng, toán biệt kích thấy một vật di động xuôi dòng sông. Đó chính là Trung Úy Clark. Trước khi cả toán bắt đầu cuộc giải cứu thì một toán tuần tiễu của địch xuất hiện. Cả toán lặng yên chờ đợi trong khi Trung Úy Clark cứ trôi xuôi dòng sông. Đến khi kẻ địch đã đi qua thì Trung Úy Clark cũng biến dạng trên dòng sông nước chảy mạnh. Cả toán biệt kích rút lui đi dọc theo bờ sông để truy lùng Clark. Cuối cùng toán trông thấy ông ta đang ẩn núp ở ven sông. Trời đã hừng sáng, tuy đã tìm được Trung Úy Clark nhưng cả nhóm vẫn còn ở sâu trong vùng địch.
Hết sức chậm rãi và cẩn trọng, toán biệt kích tiếp tục chuyến hành trình đào tẩu khỏi vùng địch. Trưa hôm đó, cả toán về đến vùng an toàn. Trung Úy Clark được bốc về Đà Nẳng. Toán biệt kích còn ở lại tiền đồn. Công tác của họ chưa xong vì vẫn còn một phi công HK cần giải cứu.
Ngày hôm sau, 11 tháng 4, toán biệt kích chuẩn bị lên đường. Trong chuyến giải cứu hôm trước cả toán đã chứng kiến tận mắt lực lượng địch quân dầy đặc. Vì thế trước khi toán biệt kích lên đường, không lực HK đã dội bom phủ đầu các vị trí địch để dọn đường. Địch quân liền trả đũa với hàng loạt mọt chê bắn phủ đầu lên tiền đồn quân lực VNCH.
Thật là xui xẻo, người Đại Úy Biệt Hải Việt Nam và Trung Tá Anderson (cố vấn cho nhóm biệt kích) bị thương. Một Biệt Hải hộ tống hai người trở lại hậu cứ. Nhóm biệt kích chỉ còn lại 4 người: Tom Norris và 3 Biệt Hải VN. Nhóm biệt kích 4 người còn lại vẫn tiếp tục nhiệm vụ giải cứu. Họ lên đường rạng tối ngày 12 tháng 4. Lần này cả toán mạo hiểm gần 4 cây số sâu vào lòng địch. Càng vào sâu, nhìn thấy địch quân dầy đặc tứ bề, 2 người trong toán biệt kích e ngại và không muốn tiến thêm. Nhưng rồi cuối cùng cả nhóm vẫn tiến tới để truy tìm Trung Tá Hambleton. Trời đã hừng sáng mà không thấy tăm tích ông ta đâu cả, toán biệt kích đành thất vọng rút lui.
Trung Tá Hambleton, 53 tuổi, sau 10 ngày trốn tránh, đói khát sức khoẻ kiệt quệ, đầu óc mụ mẫm đi, phương hướng lẫn lộn. Thời gian không còn bao lâu trước khi ông ta gục ngã chết trong rừng già.
Hôm sau trong khi toán biệt kích nghỉ dưỡng sức thì không lực HK liên lạc bằng tín hiệu với Trung Tá Hambleton, động viên tinh thần ông ta cố gắng gượng sức để ra đến chỗ hẹn. Sức khoẻ của ông đã đến hồi nguy kiệt. Nếu toán biệt kích không “chộp” được ông tối nay thì có lẻ đó sẽ là cơ hội cuối cùng. Họ cũng lượng định rằng trong tình trạng sức khoẻ như vậy, Trung Tá Hambleton khó mà đến chỗ hẹn. Nếu muốn thành công, toán biệt kích phải đi tìm cho ra được ông ta.
Trong chuyến đi này, 2 Biệt Hải VN từ chối không tham dự. Người duy nhất tình nguyện đi là Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đối diện với hiểm nguy, Kiệt vẫn tình nguyện đi vì yêu chuộng sự hào hùng của ngành Biệt Hải, và cũng vì lòng nhân đạo không nỡ thấy người sắp chết mà không cứu. Hai biệt kích, một Mỹ, một Việt. Tom Norris và Kiệt mặc quân phục ngụy trang như bộ đội chính quy Bắc Việt, trang bị súng AK-47. Họ quyết định dùng xuồng đi ngược dòng sông lên hướng Bắc. Như thế sẽ lẹ hơn đi đường bộ và mới có đủ thời giờ để truy tìm Trung Tá Hambleton. Trong màn đêm, tay chèo, tay súng, họ nghe rõ mồn một tiếng trò chuyện của địch quân canh gác ven sông, tiếng gầm rú của xe tăng T-54, tiếng di động của cả đoàn quân hùng hậu. Họ chèo chậm rãi để tránh tai mắt kẻ địch. Một màn sương mù phủ lấp dòng sông che chở họ khỏi sự dòm ngó của kẻ thù nhưng đồng thời lại làm cho họ chậm tay chèo. Và họ cũng không ngờ là họ chèo gần đến cầu Cam Lộ, nơi địch quân đóng giữ. Khi nghe tiếng chân bộ đội Bắc Việt tuần tiễu đi lại trên cầu, họ mới biết là đi lố. May mắn là sương mù che phủ khắp vùng nên Tom và Kiệt không bị phát hiện. Họ chèo trở ngược lại, xuôi dòng sông và tìm kiếm Trung Tá Hambleton. Rồi cuối cùng Tom và Kiệt cũng tìm ra Trung Tá Hambleton, một thân hình tong teo gục ngã gần bờ sông. Ông ta chỉ còn thoi thóp thở. Tom và Kiệt đem Trung Tá Hambleton lên dấu dưới đáy xuồng, lấy lá chuối che phủ thân hình ông ta. Họ bắt đầu cuộc hành trình rút lui khỏi vùng địch, thoát khỏi gọng kềm của tử thần, vẫn một cách chậm rãi như mọi khi. Lúc bấy giờ hừng đông đã ló dạng. Bất thình lình, Kiệt nghe tiếng gọi “Ê, lại đây!”. Cả hai người cùng quay đầu lại và bắt gặp 3 tên lính Bắc Việt xa xa trên bờ. Tên đi giữa là sĩ quan, vắt khẩu K54. Hai tên cận vệ kè kè AK-47 hai bên. Khoảnh khắc đó thật dài như thế kỷ.
Kiệt cảm thấy ớn lạnh dọc theo xương sống. Nhưng cả hai người đều bình tĩnh quay đầu trở lại, tiếp tục chèo xuồng xuôi huớng Nam. Vừa chèo, Kiệt đã bắt đầu đếm thời gian và lắng nghe tiếng súng của bọn chúng sẽ bắn theo. Nhưng chúng hoàn toàn im lặng. Một cái im lặng đáng nghi ngờ và hồi hộp vô cùng. Kiệt ráng lắng nghe tiếng chân rầm rập đuổi chạy theo. Nhưng tất cả không gian lúc ấy hoàn toàn trở lại bình thường im lặng. Một sự tĩnh mịch khó hiểu. Có thể chúng sẽ liên lạc máy để chận xuồng ở một đoạn sông sắp đến? Hay chúng đang chỉ điểm để pháo kích theo? Bấy giờ là giờ phút hết sức căng thẳng trong tâm não của Kiệt. Bao nhiêu giác quan của Kiệt được tận dụng tập trung quan sát để phản ứng kịp thời …
Tom lập tức báo cáo bằng radio là đã giải cứu được Trung Tá Hambleton. Tuy thế chuyến giải cứu chưa xong vì họ vẫn còn sâu trong lòng địch và khi trời hừng sáng, sự ngụy trang của họ không qua mặt được kẻ địch. Vì thế, không lực HK được điều động sẵn để hỗ trợ bất cứ lúc nào. Đúng như Kiệt dự đoán, kẻ địch đã báo động về sự xâm nhập của chiếc xuồng biệt kích. Tiếng la hét, tri hô vang dậy cả bầu không khí tĩnh mịch. Cuộc truy đuổi bắt đầu. Tom và Kiệt chèo hối hả, mượn dòng nước chảy mạnh để đưa con xuồng đi thật lẹ, cũng như nhờ cậy vào các tàng cây dầy đặc ven sông che dấu bớt hình ảnh chiếc xuồng mong manh. Trong khi đó đạn của địch không ngừng bắn xối xả ngang sông. Thấy hỏa lực địch quá mạnh, Tom và Kiệt tấp xuồng vào một bụi cây ven sông và gọi không lực yểm trợ ngay lập tức. Không gian yên lặng của đoạn sông bị xé nát bởi những lằn đạn bắn tứ phía. Đạn từ trên không bắn xuống, đạn từ dưới đất bắn lên, đạn từ hai bên bờ nhả xuống sông lia lịa. Và cũng nhờ sự yểm trợ không lực mạnh mẽ và liên tục, Tom và Kiệt cuối cùng cũng đưa con xuồng xuôi dòng an toàn. Khi gần đến tiền đồn của quân lực VNCH, quân đội hai bên dàn trận ra “tiếp đón” lần nữa. Cộng Sản Bắc Việt bên bờ Bắc, quân đội VNCH bên bờ Nam. Hai bên nhả đạn bắn qua lại dữ dội. Dưới cơn mưa đạn đó, Tom và Kiệt dìu Trung Tá Hambleton khỏi xuồng và chạy chặng nước rút nguy hiểm cuối cùng vào hầm trú ẩn … Cuộc giải cứu đã thành công vượt sức tưởng tượng của mọi người. Khi mà cả không lực Hoa Kỳ bó tay thì những biệt kích Mỹ, Việt gan dạ cùng mình đi vào trong lòng địch, chộp các phi công ra khỏi gọng kềm của tử thần.
Câu chuyện trên, người ta có viết thành sách, Hollywood có chuyển thành phim với những tài tử quen thuộc thủ vai các nhân vật chính trong câu chuyện. Vậy mà 2 nhân vật “CHÍNH” nhất trong truyện là Đại Úy Hải Quân (Navy SEAL) Hoa Kỳ Thomas Norris và Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân VNCH không hề được nhắc đến. Hành vi dũng cảm, gan dạ phi thường này chỉ có một số người được biết để bảo vệ các dữ kiện quân sự liên hệ đến các chuyến giải cứu đường bộ.
Đại Úy Thomas Norris được trao tặng huân chương “Medal of Honor”. Huân chương cao quý nhất của quân đội Hoa Kỳ trao cho những chiến sĩ đã có hành động dũng cảm phi thường. Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, người Nhái anh dũng của Hải Quân VNCH, được trao tặng huân chương “Navy Cross”. Huy chương cao nhất có thể trao tặng cho quân đội đồng minh. Kiệt là người chiến sĩ Hải quân VNCH duy nhất nhận huy chương “Navy Cross” trong cuộc chiến Việt Nam. Đến nay đã gần 30 năm. Hồ sơ quân sự cũng đã được tiết lộ (declassify). Rồi cuối cùng những hành động dũng cảm, anh hùng này đã được mọi người biết đến.
Saturday, May 23, 2009
Saturday, May 2, 2009
Chân Thành Cám Ơn
1- Ông Bà Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt
2- Đại Tá (Colonel) Chuck Soltes US Army
3- Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang/THSQ/QLVNCH
4- Hội Ái Hữu Hải Quân Cữu Long California
5- Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Tham Chiến Tại Việt Nam Chi Bộ 785
6- Major Scott và The Vietnam War Living History Group
7- Hội Ái Hữu Sỉ Quan Hải Quân Lưu Đày
8- Anh Trần Quan và Chị Mỹ Ngọc Hải Quân / Ocean Nail Supply
9- SVSQ Vũ Đình Hải Khóa 10B72 SQTB
10- Hội Bào Tồn Truyền Thống Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Vũ Thảo, Vũ Thiệu
11- Thiếu Tá (Major) Bill Mimiaga U.S.Marines.
12- Cựu SVSQ Khóa 10B72/SQTB
13- VHN-TV và Anh Thảo Nguyễn
14- Saigon Radio Hải Ngoại Chị Minh Phượng
15- Anh Chị L/S Nguyễn Xuân Nghĩa
16- Trung Tá Nguyễn Huy Lễ Thũy Quân Lục Chiến
17- Chief Master Sgt. Gil Flores U.S. Air Force
18- Hội Trưởng Hội Sỉ Quan Trừ Bị Denver Colorado Anh Nguyễn Trọng Cường
19- Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức
20- Sgt Bruce Pilch U.S.Marine Corps
21- SBTV Anh Nguyên Huy
22- Báo Người Việt Online
23- Anh Chị Thiếu Tá Lê Minh CHT Chiến Đoàn 2 Xung Kích Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật
24- Anh Chị Trần Văn Bá Hải Quân và Ban Tiếp Tân
25- Take2tango anh Thế Phương
26- Officer Jerry Berry Hội Bảo Tồn Quân Xa Hoa Kỳ
27- Anh Nguyễn Phương Hùng và Ca Sĩ Lệ Hằng
28- Chi Hội Nha Kỹ Thuật Bắc California Hắc Long Nguyễn Văn Nhữ và Biệt Hải Nguyễn Văn Ấn
29- SVSQ Khóa 10B72 Phạm Văn Sáng
30- Anh Chị Đặng Quỳnh Phi Đoàn 219
31- Dược Sỉ Nguyễn Văn Thức LLDB
32- Việt Báo Online và ban biên tấp
33- Ban Hợp Ca Hội Ái hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang
34- SVSQ Lưu Anh Dũng Khóa 4A72 SQTB/ Ban Nhạc the Rock và Các Nghệ Sỉ
35- Trung Úy Lý Hạnh Phi Đoàn 219 KQ/QLVNC
36- Không Quân Phạm Vương Thục
37- Ban Hợp Ca Hoa Biển
38- Hải Quân Đặng Thành Long
39- Anh Vũ Hưng và Công Ty Huy Chương QLVNCH
40- Anh Vũ Duy Thêm Cựu Hội Trưởng Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang
41- Khồng Quân Lê Vinh Phi Đoàn 229 và bạn hữu
42- Anh Trần Văn Bo và Thân Hữu Trần Vĩnh Xuân Khóa 10B72/SQTB
43- Ban Nhạc KBC 4311
44- SVSQ Phan Lạc Khóa 9B72/SQTB
45- Anh Chị Nguyễn Thành Điểu Nha Kỹ Thuật Los Angeles
46- Hội Sỉ Quan Trừ Bị San Diego
47- Nhà Văn Nguyễn Ninh Thuận Gây Quỷ giúp Thương Binh VNCH
48- Anh Chị Nguyễn Thành Điểu Lôi Hổ Sở Li ên Lạc Nha Kỹ Thuật
49- Công Ty Huy Chương và Phù Hi ệu QLVNCH anh Vũ Hưng
50- Staff Seagent Clark Đoàn US Army Rigger
51- Anh Chị Hồng Quang Tân Tick Tock
52- Gia Đình Phi Đoàn 219 Trực Thăng / KQ/QLVNCH
53- Cựu SVSQ Khóa 4A72 SQTB THSQ/QLVNCH
54- Anh Chị Trần Anh Tuấn SVSQ Khóa 10B72 SQTB
55- Anh Lê Minh Quang Cựu SVSQ Khóa 10B72
56- Biệt Đội Văn Nghệ CCB/QLVNCH
57- Trung Úy Frank Pangborn U.S.Army
58- Báo KBC Hải Ngoại và anh Tô Phạm Thái
59- Hội Ái Hữu Sư Đoàn 18 Bộ Binh và anh chị Đặng Văn Phúc
60- Bé Đan Vi và gia đình.
61- SVSQ Vũ Đình Hải Khóa 10B72/SQTB
62- Ca Sỉ Phượng Khanh
63- Trường Advance Beauty College
64- SVSQ Nguyễn Duy Cường VHN Việt HảI NgoạI và VAN Vietnamese American Network
65- Ông Bà Nghị Viên Thành Phố Westminster California Frank Fry
66- Đại Úy Nguyễn Trâm Nha Kỹ Thuật
67- Hải Quân Trung Tá Trần Đắc Cử
68- Hội Đồng Hương Vũng Tàu
69- Bác Sỉ Nguyễn Văn Hưng Nha Kỹ Thuật
70- Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sỉ Anh Hồ Ngọc Minh Đức
71- SVSQ 10B72 Nguyễn Hùng Quân Ban Nhạc Moonflower
72- Không Quân Đặng Hùng Sơn
73- Các Ca Sỉ Minh Hạnh, Vi Vân và Xuân Thi
74- The Trio Band
75- Trung Úy Pete Sandro U.S. Marine Corps
76- Staff Sgt. Steve Edmunds U.S. Army
77- HM2 Hospital Corpsman Jim Pinnix U.S. Navy
78- Trung Sỉ Mike Casillas U.S. Navy
79- SGT Sgt. Richard Carroll U.S. Army
80- Spec. 4 Kenny Porizek U.S. Army
81- Nghệ Sỉ Bích Ty
82- Spec. 4 Jerry Nostadt U.S. Army
83- Ban Hợp Ca Chiến Sỉ Vo Danh
Và tất cả Quan Khách, Thân Hữu, Chiến Hữu và Đồng Hương đã đến tham dự Lể Truy Điệu và Đêm Nhớ về thời Chinh Chiến.
Toàn bộ chương trình sẽ được phổ biến trên DVD Thời Chinh chiến
sẽ được phát hành trong nay mai
Trưởng Ban Tồ Chức
Phạm Hòa
Hội Trưởng Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang THSQ/QLVNCH
Subscribe to:
Posts (Atom)